Cách sử dụng máy lọc không khí Philips từ A đến Z

Cách sử dụng máy lọc không khí Philips từ A đến Z

Máy lọc không khí Philips có nhiều loại, mỗi loại sẽ có những chức năng khác nhau và giao diện điều khiển cũng có sự khác biệt nhất định. Nhưng về cơ bản không khó sử dụng, các ký hiệu giống nhau và trình tự thao tác cũng tương tự. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng loại thiết bị này nhé!

Cách sử dụng máy lọc không khí Philips từ A đến Z

Hướng dẫn sử dụng máy lọc không khí Philips mới mua về

Các loại máy lọc không khí hầu hết đều được đóng gói kỹ lưỡng các bộ phận, đặc biệt là lõi lọc. Rất nhiều người chủ quan không đọc hướng dẫn, cũng không kiểm tra bên trong mà cắm điện sử dụng ngay. Điều này khiến cho lõi lọc chưa được mở niêm phong, cũng không có hiệu quả lọc không khí.

Vậy nên, khi mua máy lọc không khí Philips về, bạn hãy thực hiện các bước sau:

– Tháo bao bì đóng gói bên ngoài, dùng khăn lau sạch bụi bẩn bám trên vỏ máy lọc không khí.

– Mở nắp máy lọc (vị trí đặt lõi lọc), tháo màng phim che phủ và tháo lõi lọc ra khỏi túi đựng. Lắp lõi lọc vào đúng vị trí rồi đậy nắp lại.

– Tìm vị trí phù hợp để đặt máy lọc không khí. Cụ thể:

  • Với máy lọc không khí Philips mà cửa hút nằm ở mặt sau của máy, cần đặt cách tường tối thiểu 30cm. 2 mặt bên hông của máy cũng cách tường tối thiểu 30cm. Phía cửa hút bên trên không được có đồ vật gì che chắn, tốt nhất là thông suốt đến trần nhà.
  • Với máy lọc không khí Philips cửa hút nằm ở 2 bên hoặc mặt trước của máy thì có thể đặt sát tường. Tuy nhiên, 2 bên hông và mặt trước cách tường và các đồ vật khác tối thiểu 30cm. Cửa ra không khí sạch không được có đồ vật che chắn.

Cách sử dụng máy lọc không khí Philips từ A đến Z

Nói chung, vị trí đặt máy lọc không khí Philips phụ thuộc vào kiểu thiết kế, chỉ cần đảm bảo cửa hút không khí và cửa ra không khí sạch không bị che chắn, có không gian thông thoáng là được. Ngoài ra, không nên đặt cạnh rèm cửa để tránh làm bẩn hoặc rèm khi hút. Nếu phòng có máy lạnh thì hãy đặt ngay dưới hướng gió để giúp luồng gió vận hành tốt hơn, lọc nhanh hơn.

Xem thêm: Review máy lọc không khí Philips: Của nước nào? Có tốt không?

Cách sử dụng máy lọc không khí Philips

Máy lọc không khí Philips sử dụng bảng điều khiển cảm ứng điện tử với các nút chức năng hiển thị khá rõ ràng. Những mẫu đơn giản, ít chức năng hơn thì bảng điều khiển sẽ tối ưu và dễ sử dụng hơn. Trong bài viết này, hãy lấy mẫu máy lọc không khí Philips AC1715/20 có chức năng kết nối wifi để làm ví dụ nhé!

Cấu tạo của thiết bị như hình sau:

Cách sử dụng máy lọc không khí Philips từ A đến Z

Cận cảnh giao diện điều khiển:

Cách sử dụng máy lọc không khí Philips từ A đến Z

Các nút chức năng gồm có:

1 – Nút nguồn: Dùng để bật/tắt thiết bị

2 – Đèn: Dùng để bật/tắt đèn trên máy

3 – Nút chuyển đổi chế độ (thay đổi chế độ lọc)

4 – Cảnh báo thay bộ lọc, báo hiệu bộ lọc đã bẩn hoặc đến thời gian thay mới.

5 – Cảnh báo đến lúc cần vệ sinh bộ lọc

6 – Bảng thông báo chỉ số chất gây dị ứng trong nhà

7 – Chế độ lọc tự động

8 – Chế độ lọc tốc độ 1

9 – Đèn báo kết nối wifi

10 – Chế độ lọc tốc độ 2

11 – Chế độ lọc tăng cường (Turbo)

12 – Chế độ ngủ (Sleep)

13 – Chỉ số bụi mịn PM2.5

– Cách bật/tắt máy lọc không khí Philips

  • Bước 1: Cắm phích điện của máy lọc không khí vào ổ điện, chú ý sử dụng ổ điện có điện áp phù hợp.
  • Bước 2: Chạm hoặc nhấn nút nguồn để bật máy lọc không khí. Máy sẽ phát ra tiếng “bíp”. Trong lúc máy khởi động, ký hiệu “_ _ _” sẽ hiển thị trên màn hình. Sau khi đo chất lượng không khí, máy hiển thị mức PM2.5/IAI.
  • Bước 3: Khi máy được bật sẽ nằm ở chế độ lọc tự động. Bạn có thể để máy hoạt động hoặc thay đổi chế độ.
  • Bước 4: Chạm và giữ nút nguồn trong 3 giây để tắt máy lọc không khí Philips.

Cách sử dụng máy lọc không khí Philips từ A đến Z

– Cách sử dụng các chức năng

Sau khi mở máy lọc không khí Philips, chạm vào nút chuyển đổi chế độ. Màn hình sẽ hiển thị biểu tượng tương ứng với từng chế độ. Cụ thể:

  • Auto: Chế độ tự động điều chỉnh tốc độ theo chất lượng không khí trong phòng.
  • Tốc độ 1: Chế độc lọc ở mức thấp, tốc độ quạt nhẹ nhàng
  • Tốc độ 2: Chế độ lọc ở mức cao, tốc độ quạt mạnh
  • Turbo: Chế độ tăng cường, vận hành với tốc độ mạnh nhất
  • Sleep: Chế độ yên tĩnh, tự động tắt đèn sau 3 giây và giảm tiếng ồn đến mức tối đa để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Sau khi tắt máy lọc không khí nhưng vẫn cắm điện, các cài đặt trước khi tắt máy vẫn được lưu lại. Nếu mở lại, máy sẽ hoạt động theo các cài đặt này.

Cách sử dụng máy lọc không khí Philips từ A đến Z

– Cách kết nối máy lọc không khí Philips với với wifi:

  • Bước 1: Từ App Store trên iPhone (iOS) và Google Play (Android), hãy tải ứng dụng “Clean Home+” của Philips về điện thoại và cài đặt.
  • Bước 2: Nhấn mở máy lọc không khí. Đèn báo Wifi sẽ nhấp máy màu cam khi kết nối lần đầu.
  • Bước 3: Khởi chạy ứng dụng “Clean Home+”. Nhấn vào “Connect a New Device” hoặc chạm nút “+” ở trên màn hình để kết nối máy lọc không khí với điện thoại. Trên ứng dụng sẽ hiển thị từng bước cụ thể, chỉ cần làm theo là được.
  • Bước 4: Thực hiện lần lượt nếu muốn kết nối nhiều hơn 1 thiết bị với máy lọc không khí.

Trong suốt quá trình này, cần đảm bảo điện thoại có kết nối với mạng internet (wifi) và khoảng cách duy trì từ điện thoại đến máy lọc không khí không quá 10M, không có vật cản.

Cách sử dụng máy lọc không khí Philips từ A đến Z

Nếu mạng Wi-Fi bị thay đổi, bạn cần tiến hành cài đặt lại. Cách thực hiện như sau:

  • Mở máy lọc không khí Philips. Chạm và giữ nút chuyển đổi chế độ trong 3 giây để chuyển sang chế độ ghép đôi. Đèn báo màu cam nhấp nháy.
  • Thực hiện tiếp theo bước 3&4 như ở trên là được.

Sau khi đã liên kết thành công máy lọc không khí Philips với điện thoại, người dùng có thể điều khiển thiết bị từ xa như thay đổi chế độ, cài đặt hẹn giờ, mở/tắt… mà không cần thao tác trực tiếp trên máy.

Hướng dẫn vệ sinh máy lọc không khí Philips

Máy lọc không khí cần vệ sinh định kỳ và thay lõi lọc khi đến thời hạn. Nếu không bụi bẩn sẽ tích tụ bên trong khiến cho máy hoạt động không hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

Vậy khi nào cần vệ sinh máy lọc không khí Philips?

– Vệ sinh bề mặt bộ lọc khi có đèn cảnh báo từ thiết bị

Khi máy lọc không khí Philips phát cảnh báo bộ lọc cần vệ sinh nghĩa là bề mặt đã bám bụi, cần làm sạch nhưng chưa cần thiết thay mới. Bạn cần tiến hành làm sạch theo các bước sau:

  • Bước 1: Tắt máy lọc không khí và rút phích ra khỏi ổ điện.
  • Bước 2: Tháo vỏ mặt sau ra khỏi thiết bị và kéo bộ lọc ra.
  • Bước 3: Tiến hành vệ sinh bộ lọc bằng cách dùng chổi vệ sinh chuyên dụng hoặc dùng máy hút bụi. Cẩn thận lấy sạch bụi bẩn, lông thú cưng ra khỏi bộ lọc. Tuyệt đối không dùng nước để làm sạch vì sẽ làm hỏng bộ lọc.
  • Bước 4: Lắp bộ lọc lại như cũ và đậy nắp.
  • Bước 5: Cắm phích vào ổ điện, chạm nút bật máy lọc không khí. Sau đó chạm và giữ 3 giây các nút bật/tắt đèn, nút chuyển đổi chế độ để cài đặt lại thời gian vệ sinh bộ lọc.

Cách sử dụng máy lọc không khí Philips từ A đến Z

– Thay lõi lọc khi hiện cảnh báo trên thiết bị

Tương tự vệ sinh lõi lọc, máy lọc không khí Philips cũng sẽ hiện cảnh cáo cần thay lõi lọc mới . Cách làm như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 lõi lọc mới, tháo bao bì bọc ngoài. Chú ý sử dụng lõi lọc tương thích với model máy lọc không khí Philips đang sử dụng nhé!
  • Bước 2: Tắt máy lọc và rút phích cắm ra khỏi ổ điện.
  • Bước 3: Tháo vỏ sau của máy, kéo bộ lọc cũ ra.
  • Bước 4: Đặt bộ lọc mới vào thiết bị và gắn vỏ sau lại.
  • Bước 5: Cắm phích điện, chạm mở máy lọc. Chạm và giữ các nút bật/tắt đèn, nút chuyển đổi chế độ trong 3 giây để cài đặt lại thời gian vệ sinh bộ lọc.

Cách sử dụng máy lọc không khí Philips từ A đến Z

– Vệ sinh thân máy, cổng thoát khí khi cần thiết

Với phần thân máy và cửa thoát khí, không có thời gian vệ sinh cụ thể mà bạn hãy chủ động làm sạch khi các bộ phận này bị bám bẩn. Chỉ dùng khăn lau sạch cả trong và ngoài là được.

Với bộ phận cảm biến bụi, hãy vệ sinh 2 tháng 1 lần để máy lọc không khí Philips hoạt động hiệu quả. Nếu sử dụng trong môi trường ô nhiễm nặng, nhiều bụi bẩn thì hãy vệ sinh thường xuyên hơn.

  • Bước 1: Tắt thiết bị và rút phích cắm ra khỏi ổ điện.
  • Bước 2: Tháo vỏ sau ra khỏi thiết bị
  • Bước 3: Dùng tăm bông ẩm làm sạch bộ cảm biến bụi, sau đó lau khô hoàn hoàn với tăm bông khô.
  • Bước 4: Gắn lại vỏ sau là được.

Cách sử dụng máy lọc không khí Philips từ A đến Z

Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản máy lọc không khí Philips

Sử dụng máy lọc không khí đúng cách sẽ phát huy được hiệu quả của thiết bị, đồng thời cho thời gian sử dụng lâu dài, bền bỉ. Bạn chỉ cần ghi nhớ những lưu ý sau là được:

– Tuyệt đối không vệ sinh máy lọc không khí Philips bằng chất lỏng, dù là nước hay là các chất tẩy rửa. Nếu các chất này thấm vào bộ lọc sẽ gây nguy cơ cháy nổ, chập điện.

– Không phun các chất dễ cháy như nước hoa, thuốc xịt muỗi, trừ sâu… xung quanh máy lọc không khí.

– Đặt máy lọc không khí Philips ở nơi thoáng mát, tránh xa nơi ẩm thấp, ướt át hoặc nơi có nhiệt độ cao. Không đặt gần các thiết bị tạo nhiệt như lò sưởi, bếp gas, bếp điện…

– Khi không sử dụng máy lọc không khí Philips trong thời gian dài, hãy vệ sinh các bộ phận và để khô hoàn toàn rồi mới cất lại. Với lõi lọc cần bọc kín, sau đó bảo quản thiết bị ở nơi khô ráo, tránh bụi bẩn xâm nhập.

– Chú ý rút phích cắm điện trước khi vệ sinh, bảo dưỡng hay di chuyển thiết bị.

Cách sử dụng máy lọc không khí Philips từ A đến Z

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách sử dụng, vệ sinh và bảo quản máy lọc không khí Philips. Bạn hãy lưu lại và áp dụng ngay nhé!

Xem thêm các mẫu máy lọc không khí Philips xịn sò tại đây.